Blog

Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

2014-11-28 22:00

Công việc tắm bé sơ sinh tại nhà tưởng chừng thật đơn giản nhưng thật ra không hề dễ dàng đối với các bà mẹ trẻ những người mới lần đầu làm mẹ thì quả thật đó là 1 điều không hề đơn giản đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, những người có làn da cực kì nhạy cảm.

 

Quy trình tắm trẻ sơ sinh đúng cách

 

Tắm bé sơ sinh là cả một nghệ thuật, đòi hỏi cha mẹ phải am hiểu và nắm rõ quy trình tắm cho bé:

Chuẩn bị: Trước khi tắm cho bé bạn phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, chứ không để cần đến rồi mới đi lấy. Một số vật dụng cần cho bé như: chậu tắm, nước ấm, quần áo, tất tay, tất chân, tã lót, khăn tắm, dầu gội, sữa tắm,…

 

8 Bước cụ thể để tắm cho bé

 

1. Bỏ hết quần áo trẻ trừ tã lót. Quấn trẻ trong khăn tắm trong khi bạn lau mặt và đầu của trẻ.

 

2. Dùng bông sạch thấm vào nước cho mềm để lau mắt cho trẻ, bắt đầu lau từ phía đầu mắt đến đuôi mắt. Bạn nên sử dụng hai miếng bông khác nhau cho mỗi mắt để tránh nhiễm trùng.

 

3. Rửa phần còn lại của mắt, mũi, sau cổ và tai với một chiếc khăn thật mềm.

 

4. Muốn gọi đầu cho bé, bạn hãy giữ trẻ thật vững với người tì vào bạn, đầu trẻ cao hơn chậu nước tắm, tay đỡ dưới gáy và cổ trẻ. Dùng tay còn lại xoa đầu vào tóc trẻ, nhớ là phải xoa thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không gãi và cào. Gội lại bằng nước sạch, lau cho thật khô tóc bằng khăn sạch.

 

5. Bỏ tả ra, đặt trẻ vào trong chậu nước, một tay đỡ cổ và vai trẻ, té nước nhẹ nhàng xoa khắp người trẻ. Nếu thích, bạn có thể dùng chiếc khăn mềm thay vì dùng tay. sau khi tắm xong phần trước, bạn hãy xoay trẻ lại và tắm lưng cho chúng. Nhớ tắm rửa thật kỹ mông và bộ phận sinh dục...

 

6. Nhấc trẻ ra khỏi chậu tắm và đặt vào một chiếc khăn to, khô. Thấm khô trẻ từ cổ trở xuống. Phải nhớ lau khô phần dưới cằm, nách, và các kẽ tay, chân.

 

7. Nên làm sạch rốn bằng cồn và tăm bông mềm. Lau sạch xung quanh rốn. Ðừng ngại trong việc vệ sinh cuống rốn cho bé. Khó có sự nhiễm trùng vì cuống rốn sẽ tự rụng từ 6 đến 10 ngày sau.

 

8. Mặc tả mới và quần áo mới vào cho trẻ. Bạn có thể chải tóc cho trẻ bằng lược mềm.

 

Lưu ý những điều sau :

Chăm sóc trẻ vào những ngày nắng nóng cần tắm cho bé mỗi ngày để bé luôn được thoải mái và sạch sẽ.

- Khoảng thời gian thích hợp tắm cho bé là từ 8h sáng cho đến 3-4h chiều, tránh tắm bé quá sớm hoặc quá trễ.

- Thời gian tắm cho bé khoảng 5 phút/lần tắm.

- Quan sát bé trong khi tắm.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trước khi tắm ( nếu bé đi tiêu, tiểu )

- Nơi để tắm cho bé phải tránh gió, nên tắm trong phòng kín.

- Bạn nên tắm bé sơ sinh theo từng bước một.

- Với các loại dầu gội, sữa tắm phải là sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh.


 

Những rủi ro khi mang thai muộn

2014-11-28 21:50

Mang thai ngoài 40 là điều nhiêu phụ nữ luôn trăn trở, nhất là những người hiếm muộn, lập gia đình trễ, đây là tình trạng  khá phổ biến hiện nay. Vậy nếu có ý định sinh con khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng trong suốt quá trình thụ thai, mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

 

Khó xuất hiện dấu hiệu có thai

Khó mang thai do buồng trứng hoạt động không đều, khi mang thai dễ mắc những bệnh nội khoa kèm  theo như cao huyết áp, tiểu đường,…

 

Cơ thể đang lão hóa

Từ tuổi 35 số lượng trứng giảm dần, theo ước tính phụ nữ ở độ tuổi 38-40 tuổi chỉ còn 10% trứng. Từ thời điểm đó trở đi, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm dần hàng năm và đó là một trong những nhân tố lớn nhất ảnh hưởng khả năng thụ thai của họ.

 

U xơ tử cung

Cơ quan sinh sản của phụ nữ bắt đầu phát triển các vấn đề như u nang và u xơ tử cung. Bạn có thể thụ thai mặc dù đang bị u xơ tử cung, nhưng việc mang thai sẽ phức tạp hơn.

 

Mang thai ngoài tử cung

Theo thống kê, dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Vì vậy nguy cơ có thai ngoài tử cung sẽ tăng cao ở phụ nữ lớn tuổi.

 

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể rất phổ biến ở thai phụ lớn tuổi. Hội chứng Down cũng là một trong những khiếm khuyết đó. Dễ bị bất thường về nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh.

 

Kinh nguyệt không đều

Mặc dù bạn không trải qua sự mãn kinh nhưng bạn vẫn ít có khả năng thụ thai khi ngoài 40. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại không phải là điều duy nhất khiến bạn không có thai.

Để có thể thụ thai, phụ nữ cần lượng hocmon kích thích nang trứng khỏe mạnh, trứng có chất lượng, số lượng trứng nhiều và các vấn đề liên quan đến việc thụ thai.

 

Áp lực lên tim

Sinh con sẽ tạo ra áp lực rất lớn đến tim của người mẹ. Hơn nữa, hormone estrogen bảo vệ tim ở độ tuổi này đang yếu dần…

 

Lưu ý :Để chuẩn bị tốt trước khi  mang thai cả hai vợ chồng cần khám sức khoẻ, khám phụ khoa (nếu có bệnh thì điều trị). Tiêm ngừa các bệnh như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B nếu chưa có kháng thể. Cần dùng acid folic mỗi ngày 1 viên.

 

Biện pháp hạn chế nôn trớ ở trẻ

2014-11-28 21:42

Tình trạng nôn trớ thường xảy ra ở trẻ nhỏ, bé có thể bị trớ sữa khi ăn quá no, hay trong trường hợp chuyển từ sữa sang thực đơn ăn dặm. Vậy làm thế nào để giảm bớt tình trạng này dưới đây là một số cách khắc phục.

be-an-dam-6-thang-tuoi

Nguyên nhân

- Giai đoạn mẹ cho con ăn dặm là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ sang dạng thức ăn lỏng, sền sệt và sau đó rắn chắc hơn. Tuy nhiên, có một điều thường xảy ra đối với trẻ trong giai đoạn này là trẻ dễ bị nôn trớ trong khi ăn hoặc uống sữa.

- Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và có dung tích khoảng 25-30ml, sau đó dạ dày mới thẳng giống như người lớn. Nguyên nhân trẻ hay nôn trớ trong giai đoạn này có thể vì trẻ ăn quá no hoặc mẹ cho sai cách khi ăn.

- Tư thế mẹ cho trẻ ăn sai cũng có thể làm trẻ bị nôn trớ. Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, mẹ cần kiểm tra xem con có ngậm kín bầu vú mẹ hoặc sữa ngập kín cổ bình hay không.

- Cách cho trẻ ăn dặm như cách cầm thìa đút cho trẻ ăn quá sâu khiến cho thìa chạm vào 1/3 lưỡi sau của trẻ và gây ra phản xạ nôn. Vì vậy , mẹ nên chọn thìa mềm và tránh ăn quá no ở trẻ.

Biện pháp hạn chế nôn trớ ở trẻ

- Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá nó, chuyển chế độ ăn từ từ.

- Cho trẻ bú đúng tư thế.

- Khi trẻ bị nôn: Nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: bế ngôi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu của trẻ, tay còn lại đỡi phần dưới ngực đẻ trẻ nôn dễ dàng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.

- Khi trẻ nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên đặt nằm nghiêng để tránh hít phải chất nôn, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

Nói không với một số thực phẩm khi cho bé ăn dặm

2014-11-28 21:32

Bé nhà bạn được 6- 8 tháng tuổi đây là thời điểm thích hợp mà mẹ có thể chuẩn bị bột ăn dặm cho bé . Thời kì ặn dặm là thời kì vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng nhai nuốt , ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để lựa chọn thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ chóng lớn , khỏe mạnh .

Thực phẩm nên dùng

Một số loại rau củ như carrot, khoai lang, bí ngô và một số loại rau rất “lành” cho bé tập ăn dặm. Những loại củ như carrot, khoai lang thì khiến bé dễ chấp nhận hơn vì nó có vị ngọt dịu, sánh mịn khi xay nhuyễn.

-Thực đơn ăn dặm cho bé

1 .Rau củ hấp trứng :

Nguyên liệu: vài lát bì ngòi, 1 của khoai tây nhỏ, 1 quả trứng gà

Cách làm: Bí ngòi cắt lát mỏng, 1 củ khoai tây nhỏ. Cho tất cả vào luộc chín. Xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà sau đó đổ ra bát rồi cho vào nồi hấp chín (khoảng 10 phút).

Mẹ lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại rau khác cũng rất thơm ngon.

2 .Khoai lang hấp :

Khoai lang là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm bởi vị dịu ngọt, dễ ăn lại giàu dinh dưỡng. Khoai lang chứa beta – carotein cũng như nhiều vi khoáng chất khác giúp trẻ tiêu hóa tốt, phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ có thể hấp hoặc nướng khoai lang, nghiền nhỏ hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để trẻ bốc ăn cũng rất thích hợp.

Các loại rau là rất tốt cho bé mới ăn dặm cần được nấu chín, đủ để bé tiêu hóa tốt. Có thể pha loãng với sữa mẹ, sữa bột hay nước sôi để nguội, nước từ nồi hấp rau củ để chế biến món ăn cho bé.

-Thực đơn ăn dặm cho bé

Nguyên liệu: bột gạo, tôm lột vỏ, lá cải ngọt, dầu ăn, nước, nước mắm.

Cách làm:

Cải ngọt chỉ chọn phần lá xanh, tươi nguyên, băm nhuyễn. Tôm rửa sạch, băm nhuyễn, đánh tan với một ít nước ấm. Bột gạo hòa tan với một ít nước.

Cho tôm vào phần nước còn lại, nấu chín. Cho cải ngọt vào, cho bột gạo vào, khuấy đều, bột chín, nêm nước mắm. Cho ra chén, nêm dầu ăn.

Thực phẩm nên tránh trong thời kỳ ăn dặm của trẻ

 

Một số loại cá

Ăn cá giúp bé thông minh nhưng không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đậu phộng

Đậu phộng có thể khiến bé bị dị ứng khiến bé có nguy cơ ngẹt thở. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.

Sữa bò

Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.

Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.

Động vật có vỏ

Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.

Để việc chăm sóc bé dễ dàng hơn

2014-11-23 22:31

Sau khi đón em bé chào đời, với bạn những niềm vui thường đi kèm với nặng mí mắt, mệt mỏi và thiếu ngủ. May mắn thay, có rất nhiều cách để tiết kiệm thời gian và làm cho cuộc sống hàng ngày thuận lợi hơn khi bạn chăm sóc em bé. Những lời khuyên sau đây được thu thập từ các ông bố bà mẹ trên  BabyCenter nhằm để giảm bớt căng thẳng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc và vẫn giữ được niềm vui khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

 

Thay tã cho bé

 

Hãy chuẩn bị:

"Chúng tôi đã làm những giỏ đựng tã, khăn giấy, và đồ chơi xung quanh nhà để khi cần là có thể thay cho bé ngay lập tức" - Cathy

 

"Giữ một túi tã trong xe sẵn sàng cho cả ngày dành cho những trường hợp khẩn cấp: sáu đến tám cái tã lót cho bé, khăn lau, một hoặc hai bộ quần áo, nước đóng chai, sữa công thức và  thức ăn trẻ em, nước trái cây hộp, đồ ăn nhẹ, nước khử trùng, băng, thuốc nhỏ mắt, miếng hạ sốt, kẹp, một cái áo khoác hoặc áo len khi thay đổi thời tiết đột ngột, kem chống nắng, mũ, và miếng lót chống thấm. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho gần như tất cả mọi thứ trên chiếc xe của bạn " - David và Kristen

 

Thay tã ban đêm

"Mặc áo cho bé thay vì mặc những bộ đồ liền. Nó sẽ giúp việc thay tã ban đêm dễ dàng hơn và không làm bé thức giấc" - Dana

 

Khi tắm

"Để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng, chúng tôi thường mang bé vào phòng tắm cùng, vừa trông bé và vừa có thể tắm rửa cho mình" - Heather

 

"Tôi giữ một giỏ trong phòng tắm với những vật dụng cần thiết cho con gái tôi tắm: khăn tắm, dầu gội đầu, xà phòng, kem, tã và khăn lau. Tôi bỏ đầy nó lên mỗi tuần vì vậy tôi không cần phải chạy xung quanh tìm đồ đạc trước khi tắm cho bé." - Melanie

 

Sắp xếp nhà cửa

"Tôi sử dụng giỏ Giặt ủi cho tất cả mọi thứ, đặc biệt là để bỏ đồ chơi rải rác xung quanh nhà. Khi tôi không có thời gian để làm sạch và có khách đang đến, tôi ném tất cả mọi thứ trong một giỏ Giặt ủi và đặt nó trong một tủ quần áo." - Molly

 

"Tôi viết một danh sách cần làm trong tuần và xóa những điều đã được thực hiện. Nó giúp tôi không cảm thấy bị choáng ngợp và quên việc cần làm. Nó cũng cho phép chồng tôi một cơ hội để giúp mà không cần phải hỏi tôi những gì để làm"— Natasha


 

"Để một cái xô trong bồn rửa chén. Mỗi khi bạn cho bé ăn xong, rửa thìa và bát và đặt chúng trong xô. Thêm xà phòng và nước nóng để ngâm chúng sau đó mới rửa vì tất cả mọi thứ đã ngâm, nó sẽ đi nhanh hơn."-Pravina

 

Chơi cùng con

 

"Tôi và bé cùng dọn dẹp những thứ xung quanh phòng của bé. Chúng tôi hát và nói chuyện trong khi tôi đặt quần áo đi, sắp xếp đồ đạc, trồng cây lại tã và nhặt đồ chơi."-Heidi

 

Chuẩn bị nhiều đồ ăn một lần

 

"Để tiết kiệm thời gian, tôi thường nấu nhiều đồ ăn một lần và chia nó vào những hộp nhỏ để cất trong tủ lạnh và dùng mỗi khi cần. Các mẹ có thể làm theo khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé" - Margarita

 

"Tôi chuẩn bị đủ thức ăn cho ba ngày. Tôi làm cho rau, hấp gà, và các loại thịt khác, cắt miếng trái cây, và đặt tất cả mọi thứ trong túi giữ lạnh và bỏ trong tủ lạnh."-Cathi

 

Làm mọi việc đơn giản

 

"Tôi cố gắng để làm cho bữa ăn chỉ trong một hoặc 2 nồi. Sẽ giúp tiết kiệm thời gian nấu nwownsng và công dọn dẹp"-Linda

 

Mua sắm trực tuyến

 

"Tôi thường mua hàng trên mạng và họ sẽ giao tận nơi, như vậy tôi tiết kiệm được thời gian đi siêu thị để chăm sóc trẻ tốt hơn"-Claudia

 

Những việc cần làm khi mang thai

2014-11-23 22:10

Bạn đang cảm nhận rất rõ ràng những dấu hiệu mang thai, nó là quan trọng hơn bao giờ hết để chăm sóc bản thân cả về thể chất và tinh thần. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

 

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Khi mang thai bạn đang ăn cho hai người, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng bạn chỉ cần khoảng 300 calo bổ sung mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều chất đạm, 70 gram mỗi ngày so với 45 gram trước kia.

 

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Bạn sẽ cần thêm dinh dưỡng từ trứng và thịt, sản phẩm từ sữa tươi và nước trái cây, hải sản, và tránh ăn thức ăn tươi sống, vi khuẩn có thể gây tổn hại cho em bé của bạn. Cũng tránh một số loại cá mà có thể chứa các cấp cao của thủy ngân hoặc chất gây ô nhiễm khác.

 

Bổ sung vitamin

Trước khi mang thai bạn cần nhiều hơn axit folic và sắt bằng cách sử dụng vitamin tương ứng.

Nó là quan trọng để có được đủ axit folic trước khi thụ thai và trong khi mang thai. Axit folic làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh cũng như tật nứt đốt sống. Bạn nên bắt đầu dùng 400 mg axit folic tối thiểu một tháng trước khi mang thai. Sau khi nhận thấy những dấu hiệu có thai, bạn nên điều chỉnh lên 600 mg/ ngày

 

Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ sắt. Nhu cầu sắt của bạn tăng đáng kể trong khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

 

Nhưng nhiều hơn không nhất thiết phải tốt hơn - dùng quá nhiều có thể có hại cho thai nhi. Tránh lạm dụng bất kỳ vitamin.

 

Tập thể dục thường xuyên

Một chương trình tập thể dục tốt có thể cung cấp cho bạn sức khỏe và độ bền trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt đau nhức, cải thiện lưu thông máu tránh phù nề và giảm căng thẳng cho bà bầu. Bên cạnh đó còn giúp bà bầu có thân hình đẹp cả, dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.

 

Nhớ rằng không đẩy mình quá cứng hoặc để quá nóng, mất nước. Bạn sẽ cũng cần tránh bể bơi và phòng xông hơi khô trong khi bạn đang mang thai.

 

Nghỉ ngơi

Mệt mỏi là những gì bạn cảm thấy trong khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu bạn không thể có một giấc ngủ  giữa ngày, thì hãy cho mình được nghỉ ngơi và thư giãn một chút. Nếu bạn không thể ngủ, hãy ngâm chân vào nước ấm mỗi tối và đọc một cuốn sách, một tạp chí sẽ làm bạn dễ ngủ hơn.

 

Kỹ thuật thư giãn chẳng hạn như yoga, kéo dài, hít thở sâu, và mát-xa là tất cả các cách thức tuyệt vời để chống lại sự căng thẳng và có được giấc ngủ một đêm tốt hơn.

 

Không dùng caffeine

March Dimes tư vấn cho phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng đồ uống có caffein, ít hơn 200 mg mỗi ngày. Một nghiên cứu năm 2008 cho rằng phụ nữ sử dụng caffein tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người không dùng.

 

Hơn nữa, cà phê đã không có giá trị dinh dưỡng và nó cản trở cơ thể của bạn hấp thụ sắt. Nó cũng là một chất kích thích, làm bạn khó ngủ, đau đầu và chứng ợ nóng.

 

Kiểm tra thành phần caffeine của các sản phẩm khác mà bạn dùng như trà, nước giải khát, thức uống "năng lượng", sô cô la, và kem cà phê, cũng như các loại thuốc đau đầu, cảm lạnh và dị ứng.

 

Loại bỏ mối nguy hiểm môi trường

Một số công việc có thể bị nguy hại đến bạn và thai nhi. Nếu bạn đang thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng (như chì hoặc thủy ngân), một số đại lý sinh học, hoặc xạ trị, bạn sẽ cần phải thực hiện một số thay đổi càng sớm càng tốt.

 

Khám chữa răng

Đừng quên về sức khỏe răng miệng của bạn.. Các thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai có thể làm cho bạn các bệnh về răng miệng. Mức tăng progesterone và estrogen có thể gây ra các bệnh về nướu răng sưng lên, chảy máu, viêm nướu.

 

Tâm lý thoải mái

Nhiều phụ nữ mang thai và cả phụ nữ sau khi sinh có cảm xúc thất thường và dễ bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy trầm cảm hơn hai tuần và không khá hơn hoặc bạn đang cảm thấy lo lắng hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân của mình để cảm thấy tốt hơn nhé.


 

Thử thai khi nào là chính xác?

2014-11-23 21:49

Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu có thai nào thì việc thử thai để chắc chắn mình có thai cũng là cần thiết. Thử thai phụ thuộc vào việc bạn đang sử dụng thử nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Tất cả xét nghiệm mang thai đo lượng human chorionic gonadotropin (hCG) - các hoóc môn mang thai - trong cơ thể của bạn. Hai loại xét nghiệm khác nhau như thế nào? Và khi nào tiến hành thử thai là chính xác nhất?

 

Hầu hết các thử nghiệm mang thai nhà là xét nghiệm nước tiểu. Họ phát hiện số lượng hCG trong nước tiểu của bạn, nhưng chỉ khi nó đạt đến một mức nhất định. Nếu bạn sử dụng một trong những thử nghiệm quá sớm trong thai kỳ, số lượng hCG trong nước tiểu của bạn có thể không được cao, đủ cho một kết quả chính xác. Nhưng hầu hết các xét nghiệm nước tiểu sẽ cung cấp cho bạn kết quả chính xác nếu bạn thử nghiệm một vài ngày sau khi thời gian bạn trễ kinh.

 

Một thử nghiệm có thể không chính xác vì nhiều lý do: bạn có thể không mang thai, bạn có thể đã thử nghiệm quá sớm, bạn có thể có kinh muộn hơn bạn nghĩ (và do đó không đủ cho thử nghiệm để phát hiện hCG của bạn), hoặc khi bạn mang thai có thể có biến chứng ảnh hưởng đến số lượng nội tiết tố trong cơ thể của bạn. Nếu bạn nhận được một kết quả tiêu cực, thử lại trong một vài ngày nếu bạn vẫn chưa có kinh trở lại.

 

Biện pháp thử thai khác là biện pháp đo số lượng hCG trong máu của bạn. Xét nghiệm máu có thể đo lường số lượng nhỏ hơn nhiều của các nội tiết tố, và vì vậy có thể phát hiện mang thai sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu, thường là sáu đến tám ngày sau khi rụng trứng. Thật không may, các xét nghiệm máu đắt tiền hơn, cần bác sĩ thực hiện và yêu cầu bạn phải cung cấp cho một mẫu máu. Hầu hết phụ nữ sử dụng phương pháp thử thai bằng nước tiểu vì nó dễ dàng hơn nhiều.

 

10 dấu hiệu sớm của việc mang thai

2014-11-23 21:44

Bạn có thể mang thai? Một số triệu chứng có thể nhận biết sớm - hoặc một hoặc hai tuần sau đó. Trong thực tế, 7 trong số 10 phụ nữ có triệu chứng mang thai khi họ đang mang thai tuần thứ 6.

 

Nếu bạn đang không theo dõi của chu kỳ kinh nguyệt của bạn hoặc nếu nó thay đổi nhiều và không đều đặn, khiến bạn không xác định được là trễ hay bạn đang mang thai. Nhưng nếu bạn có một số các triệu chứng có thai dưới đây ( tuy không phải tất cả phụ nữ đều nhận thấy) bạn có thể đã mang thai rồi đấy. Hãy thử thai bằng que thử thai tại nhà để có kết quả chắc chắn!

 

10. Nhạy cảm với mùi

Nếu bạn vừa mang thai, thường bạn sẽ rất nhạy cảm với mùi. Điều này có thể là một tác dụng phụ của việc gia tăng hoocmon estrogen trong cơ thể. Có thể những mùi trước đó bạn yêu thích thì nay lại gây khó chịu cho bạn.

 

9. Tâm trạng thay đổi thất thường

Người ta thường thay đổi tâm trạng khi có dấu hiệu mang thai, một phần vì những thay đổi nội tiết tố có ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh. Một số bà bầu có cảm xúc mạnh hơn, cả tốt và xấu; một số thì cảm thấy chán nản nhiều hơn hoặc lo lắng.

 

Lưu ý: Nếu bạn đã cảm thấy buồn hoặc vô vọng hoặc không thể đương đầu với trách nhiệm hàng ngày của bạn, hoặc bạn đang có những suy nghĩ làm hại chính mình, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ chuyên nghiệp ngay nhé.

 

8. Đầy hơi

Các thay đổi nội tiết khi mang thai 3 tháng đầu có thể khiến bạn có cảm giác cồng kềnh, tương tự như cảm giác trước khi có kinh nguyệt.

 

7. Thường xuyên đi tiểu

Ngay sau khi bạn mang thai, thay đổi nội tiết làm tăng tỷ lệ lưu lượng máu qua thận của bạn. Điều này làm cho bàng quang hoạt động nhanh hơn. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm nhất khi mang thai tháng đầu.

 

6. Mệt mỏi

 

Khi mang thai, hormone progesterone tăng nhanh khiến bạn luôn thấy buồn ngủ. Tất nhiên, chứng đi tiểu thường xuyên trong đêm có thể khiến bạn mất ngủ và sự mệt mỏi lại tăng lên.

3 Tháng giữa bạn sẽ thấy khá hơn, mặc dù mệt mỏi thường trở lại vào cuối thai kỳ khi thai nhi lớn hơn và một số khó chịu khác làm cho giấc ngủ của bạn khó khăn hơn.

 

5. Vú sưng, thâm

Một trong các dấu hiệu sớm của thai kỳ là nhạy cảm, đau ngực gây ra bởi tăng mức độ của kích thích tố. Đau nhức và sưng có thể cảm thấy giống như một phiên bản phóng đại của vú của bạn cảm thấy như thế trước khi có kinh. Khó chịu sẽ giảm đáng kể sau khi mang thai 3 tháng đầu - cơ thể của bạn điều chỉnh để thay đổi nội tiết.

 

4. Buồn nôn

Khoảng một nửa trong số các phụ nữ mang thai đều có cảm giác buồn nôn. Hầu hết phải mất một tháng hoặc lâu hơn thì mới hết cảm giác này.

 

3. Trễ kinh, mất kinh

Nếu chu kỳ kinh của bạn đều đặn và lần này bạn trễ, bạn có thể thử thai trước khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng ở trên. Nhưng nếu chu kỳ của bạn không đều  hoặc bạn đang không theo dõi, thì với những dấu hiệu có thai trên có thể bạn đã mang thai rồi đấy

 

2. Nhiệt độ cơ thể tăng

Nếu bạn thấy rằng nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn bình thường, bạn đã có thể có thai.

 

1. Thử thai

Mặc dù bạn có những dấu hiệu như trên, nhưng cũng nên thử thai để chắc chắn mình có thai, bạn có thể thực hiện thử thai sau khi mất kinh khoảng một tuần.

 

7 Bước để tắm cho bé an toàn

2014-11-23 21:37

Bài viết này thực sự hữu ích cho những cha mẹ lần đầu tắm cho bé chỉ trong 7 bước, hãy chắc chắn rằng bạn am hiểu cách tắm cho bé và giữ bé an toàn trong khi tắm nhé. Bí quyết quan trọng nhất là không bao giờ rời khỏi bé một mình trong bồn tắm thậm chí không cho một phút mẹ nhé.

 

Làm thế nào để tắm bé sơ sinh

Ở nhiều gia đình, tắm trở thành tâm điểm của một thói quen hằng đêm trước khi đi ngủ. Nhưng từ một góc nhìn sạch sẽ, cho đến khi em bé của bạn nhận biết được thế giới xung quanh thì tắm không phải là thực sự cần thiết, có thể tắm trong vài tuần một lần. Chỉ cần rửa khuôn mặt của mình thường xuyên, sạch bất cứ nơi nào có những nếp gấp da, và triệt để làm sạch khu vực bộ phận sinh dục của bé sau mỗi lần thay tã.

 

Chọn chậu tắm cho bé

Nó làm cho cảm giác sử dụng bồn rửa nhà bếp hay Bồn tắm nhỏ nhựa bé. Bồn tắm tiêu chuẩn đòi hỏi bạn phải quỳ xuống thấp hơn em bé và cung cấp cho bạn có thể kiểm soát được các hoạt động của em bé trong lúc tắm.

 

7 bước tắm cho bé

Nhiều cha mẹ trẻ tỏ ra khá vụng về khi học các tắm cho trẻ sơ sinh. Hãy thư giãn một chút, vì thời gian tắm sẽ trở thành một trong những phần thú vị nhất trong ngày của bạn với bé, bạn chỉ cần thực hiện 7 bước căn bản sau:

 

1. Chuẩn bị các dụng cụ tắm cần thiết: khăn tắm, tã lót em bé, quần áo. Đảm bảo rằng phòng tắm đủ ấm để em bé của bạn không bị lạnh.

 

2. Chuẩn bị nước tắm đủ ấm cho bé, không nóng quá, không lạnh quá.

 

3. Cởi bỏ toàn bộ quần áo của trẻ trước khi tắm, không nên sợ bé lạnh mà cởi từng phần sẽ gây khó khăn trong quá trình bạn thao thác tắm bé.

 

4. Thả chân em bé vào chậu tắm trước sau đó tới phần thân, dùng một bàn tay đỡ đầu và cổ bé. Dội nước thường xuyên lên người bé để bé không bị lạnh.

 

5. Dùng xà bông tắm loại nhẹ để không gây kích ứng làn da của bé. Dùng tay hoặc bông tắm thoa đều và lau từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Bắt đầu lau da đầu bằng một miếng vải ướt có xà bông. Sau đó giặt lại khăn cho hết xà bông và lau lại phần đầu cho tới khi sạch xà bông. Nhẹ nhàng lau mặt cho bé. Nên dùng khăn ẩm để làm mềm rỉ mũi, rỉ mắt trước khi lau sạch. Cuối cùng là rửa nhẹ nhàng bộ phận sinh dục của bé. Với bé gái cần thận trọng hơn vì cấu tạo phức tạp, nếu không sạch sẽ rất dễ viêm nhiễm cho bé.

 

6. Lau người bé lại 1 lần nữa với chậu nước ấm khác. Sau đó lau khô người.

 

7. Quấn em bé vào một chiếc khăn tắm lớn và thấm nhẹ để lau khô bé lần nữa. Bạn có thể thoa cho bé một ít kem dưỡng da nhẹ hay phấn rôm sau khi lau khô bé. Việc tiếp theo là mặc tã và mặc quần áo cho bé. Bây giờ thì em bé của bạn đã rất thơm tho và sạch sẽ nữa, chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là quá khó khăn phải không nào!

 

5 Sai lầm khi cho con ăn dặm

2014-11-23 21:29

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ tuổi ăn dặm:

1. Thực đơn cho bé ăn dặm quá nhiều chất dinh dưỡng

Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, khi cho trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương. Có nhiều bà mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.

 

2. Cho con ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ ngủ trọn đêm

Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5 - 6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn.

 

Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm, các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng.

 

3. Không cho trẻ ăn dầu mỡ vì hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được

Nhiều mẹ chăm sóc trẻ lại sợ con bị rối loạn tiêu hóa nên không dám cho con ăn dặm với thịt mỡ, dầu ăn. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu trẻ cần từ 30% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Các mẹ nên cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.

 

4. Khi đã bắt đầu ăn dặm, trẻ không cần thêm nhiều sữa mẹ.

Bộ Y tế khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trên một năm tuổi, khi trẻ mới bắt đầu làm quen với ăn thức ăn, chúng thường không nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cho bé để thay thế hoàn toàn cho sữa (dù là sữa mẹ hay sữa công thức).

Ngay cả khi đã ăn nhiều thức ăn rắn hơn, bé vẫn cần bổ sung ít nhất 500ml sữa mỗi ngày cho đến khi được 1 tuổi. Nếu con uống không đủ lượng sữa, bạn hãy cho bé bú trước vào giờ ăn, khi bé đói nhất.

 

5. Lạm dụng thuốc chống biếng ăn

Có nhiều bà mẹ thấy trẻ biếng ăn thường sợ con bị sinh dinh dưỡng nên mua  các loại thuốc chống chán ăn, men tiêu hóa... Nếu dùng lâu ngày, trẻ sẽ lệ thuộc vào những chế phẩm này và càng biếng ăn hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng các loại thuốc này. Nếu trong trường hợp trẻ quá biếng ăn, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trong 2 tuần.