Blog

Chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn và khoa học

2014-11-15 12:02

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản để chăm sóc em bé yêu nhà bạn .

 

Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách

 

Cách bế trẻ sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp chăm sóc trẻ sơ sinh tốt khi trẻ bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế trẻ mỗi khi có thể.

 

Tắm bé sơ sinh hàng ngày :

Việc tắm trẻ sơ sinh tại nhà hàng ngày ó tác dụng làm sạch gây của trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi  , giúp trẻ ngủ ngon không quấy về đêm , không bị ngứa ngáy . và sẽ giúp vùng da quấn tã ở bé sạch sẽ và loại bỏ tất cả vi khuẩn có hại, gây kích thích trên da gây ra bệnh hăm ở trẻ .

- Tắm trẻ sơ sinh có thể làm dịu cơn đau bụng ở bé , ngoài ra các bà mẹ nên  chịu khó massage cho trẻ giúp trẻ thỏa mái. và giúp làm sạch cứt trâu ở trẻ


 

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

 

Chăm sóc rốn cho trẻ

Sau 7 – 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Và cho đến khi cuống rốn rụng, mẹ cần tránh cho cuống rốn bị ướt. Nếu cuống rốn bị bẩn, mẹ có thể dùng cồn để vệ sinh. Khi cuống rốn rụng, có thể sẽ có ít máu, mẹ hãy vệ sinh vùng này bằng nước ấm sạch. Nếu mẹ thấy vùng da quanh rốn của con tấy đỏ, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.

 

Chăm sóc trẻ và cân nặng của trẻ

Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.

 

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ mới chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:

Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

 

Chăm sóc da của trẻ sơ sinh

Da em bé rất mỏng và nhạy cảm nên ba mẹ cần chú ý và chăm sóc một cách cẩn thận. Vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần.

Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là trong khâu vệ sinh mẹ cần tiến hành cẩn thận để bảo vệ bé khỏi hăm tã.

Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.

Giảm khó chịu cho phụ nữ khi mang thai

2014-11-15 12:02

Trong quá trình mang thai, có thể bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu do những thay đổi của cơ thể khiến các mẹ khó chịu , mệt mỏi . Vậy có cách nào giúp phụ nữ mang thai cảm thấy dễ chịu hơn khi mang thai không ? Dưới đây là một số kinh nghiệm tốt cho sức khỏe bà bầu .

 

Dấu hiệu có thai và cách giảm khó chịu khi mang thai tháng đầu

 

- Dấu hiệu mang thai :

 

+ Chậm kinh

+ Thay đổi vùng ngực

+ Buồn nôn

+ Mệt mỏi

+ Đi tiểu nhiều lần

+ Thân nhiệt tăng

+ Thay đổi màu ở niêm mạc âm đạo

+ Táo bón

 

- Cách giảm khó chịu khi mang thai

 

Mệt mỏi

Thời điểm mang thai 3 tháng đầu thì đây hiện tượng hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang phải hoạt động với công suất cao để tạo ra một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm mà thôi. Thay vào đó, bạn nên thử viên bổ sung vitamin B tổng hợp, hít thở nhiều không khí trong lành và tập luyện thể dục nhẹ. Đừng lo, một vài động tác thể dục sẽ không khiến bạn mệt mỏi hơn đâu mà còn cho bạn thêm năng lượng và sự tỉnh táo đó.

 

Nôn và buồn nôn

Đây là triệu chứng mang thai thường gặp nhất ở các bà bầu và có thể khiến những ai lần đầu làm mẹ vô cùng khó chịu. Bạn đã thử hạn chế các cơn buồn nôn của mình với vài chiếc bánh qui mỗi sáng ngay sau khi thức dậy, soda, gừng hoặc trà thảo mộc nhưng không có tác dụng? Vậy sao không thử với kẹo cao su mùi bạc hà nhỉ? Bạc hà có tác dụng xoa dịu cảm giác bồn chồn của dạ dày. Việc nhai kẹo cao su bạc hà không chỉ làm tăng tiết nước bọt, giúp cải thiện tình trạng nôn và buồn nôn, mà còn giúp đánh lạc hướng tâm trí bạn khỏi cảm giác chộn rộn, khó chịu vì có gì đó cứ chực trào ra khỏi cổ

 

Táo bón

Một trong những nỗi sợ hãi hàng đầu của phụ nữ mang thai chính là bệnh táo bón. Các loại thuốc có chức năng nhuận tràng, làm mềm phân chỉ hiệu quả tức thời mà còn có thể có tác dụng phụ không tốt. Thay vào đó, một chế độ ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước sẽ có hiệu quả lâu dài hơn nhiều. Lưu ý không được ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột, có thể khiến bạn bị đầy hơi. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày vì nước giúp cơ thể hấp thu chất xơ tốt hơn.

 

Đau lưng

Trước khi tìm tới giải pháp cuối cùng là thuốc giảm đau, bạn nên thử qua những phương án sau: túi chườm nóng, tắm nước ấm, massage. Còn một điều cần lưu ý là bạn cố gắng ngồi đúng tư thế, thỉnh thoảng co duỗi chân tay, xoay qua trái, xoay qua phải cũng có thể hạn chế đau lưng. Yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ cho phụ nữ mang thai cũng là sự lựa chọn tốt giúp bạn ít bị những cơn đau lưng hành hạ.

 

Sưng tấy

Trong suốt thai kỳ, bạn có thể bị sưng chân và mắt cá chân. Để điều chỉnh, bạn có thể mang các loại tất dài hỗ trợ cho chân và mắt cá chân, đồng thời cũng cần tránh đứng lâu. Ngoài ra, bạn cũng cần mang giày vừa chân hoặc mua các miếng lót được thiết kế riêng dành cho thai phụ. Lưu ý tránh dùng thuốc lợi tiểu vì có thể tăng nguy cơ sưng hơn. Hạn chế bước chân di chuyển và khi ngồi hãy nhớ nâng nâng chân lên. Tốt hơn hết bạn nên nằm xuống thay vì ngồi.

 

Đau bụng hoặc bị chuột rút

Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể bạn. Và cũng có rất nhiều sức ép đặt lên các cơ bụng khiến các mẹ bầu bị đau đớn dữ dội và chuột rút. Để làm dịu những cơn đau này, các mẹ hãy thử dùng các túi chườm nóng. Còn để ngăn những cơn đau này, hãy tập tăng cường sức bền cho các cơ bụng. Đừng ngại hỏi ý kiến bác sĩ để tìm hiểu các bài tập này phù hợp nhất với các mẹ nhé.

 

Giảm khó chịu cho phụ nữ khi mang thai

2014-11-15 12:01

Mang thai 3 tháng đầu hầu hết phụ nữ cảm nhận  tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu có thai dưới đây nhé .

 

Trễ kinh

 

Đây là một trong những triệu chứng mang thai chung  của tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

 

Ra máu ngoài kỳ kinh

 

Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.

Thực ra, điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.

 

Buồn nôn và nôn

 

Buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể là do bạn bị ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, đau bao tử…Thường thì phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 2- 8 sau khi thụ thai.

 

Ngực căng, đau và nhạy cảm hơn

 

Thông thường từ tuần 1 đến tuần thứ 6 của thai kì người phụ nữ sẽ cảm thấy ngực căng cứng, hơi đau và nhạy cảm hơn. Có thể nói đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu báo trước kì kinh nguyệt của bạn.

 

Đau lưng

 

Một triệu chứng có thai thường thấy nhưng lại bị nhiều phụ nữ mang thai bỏ qua đó là đau lưng. Thông thường ít chị em phụ nữ nào chú ý đến dấu hiệu mang thai này. Phải đến khoảng quý thứ 2, thứ 3 của thai kì khi mà mẹ bầu bắt đầu lộ bụng thì dấu hiệu này mới được chị em phụ nữ chú ý đến. Ngoài ra, đau lưng còn có thể là dấu hiệu của việc căng thẳng hay một số bệnh nguy hiểm. Vì thế, chị em phụ nữ nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu này để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân đau lưng của mình.

 

Rối loạn thói quen ăn uống

 

Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.

 

Thân nhiệt bất thường

 

Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

 

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

 

Nhạy cảm với mùi

 

Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

 

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

 

Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.


Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.

Mang thai thường có những dấu hiệu gì ?

2014-11-15 12:01

Mang thai 3 tháng đầu hầu hết phụ nữ cảm nhận  tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu có thai dưới đây nhé .

 

Trễ kinh

 

Đây là một trong những triệu chứng mang thai chung  của tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

 

Ra máu ngoài kỳ kinh

 

Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.

Thực ra, điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.

 

Buồn nôn và nôn

 

Buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể là do bạn bị ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, đau bao tử…Thường thì phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 2- 8 sau khi thụ thai.

 

Ngực căng, đau và nhạy cảm hơn

 

Thông thường từ tuần 1 đến tuần thứ 6 của thai kì người phụ nữ sẽ cảm thấy ngực căng cứng, hơi đau và nhạy cảm hơn. Có thể nói đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu báo trước kì kinh nguyệt của bạn.

 

Đau lưng

 

Một triệu chứng có thai thường thấy nhưng lại bị nhiều phụ nữ mang thai bỏ qua đó là đau lưng. Thông thường ít chị em phụ nữ nào chú ý đến dấu hiệu mang thai này. Phải đến khoảng quý thứ 2, thứ 3 của thai kì khi mà mẹ bầu bắt đầu lộ bụng thì dấu hiệu này mới được chị em phụ nữ chú ý đến. Ngoài ra, đau lưng còn có thể là dấu hiệu của việc căng thẳng hay một số bệnh nguy hiểm. Vì thế, chị em phụ nữ nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu này để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân đau lưng của mình.

 

Rối loạn thói quen ăn uống

 

Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.

 

Thân nhiệt bất thường

 

Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

 

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

 

Nhạy cảm với mùi

 

Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

 

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

 

Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.


Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.

Cẩm nang chăm sóc bé 4 tháng tuổi

2014-11-15 12:01

Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh. Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.

Vì vậy mà thời điểm này, cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi thực sự rất có ích cho mẹ. Hi vọng bài viết có thể giúp mẹ điều gì đó.

 

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

 

Chăm sóc em bé 4 tháng tuổi chỉ uống sữa mỗi ngày khoảng 1200 ml sữa, mỗi lần bé bú từ 150 ml đến 180 ml sữa, ngày bú 6-7 lần.

4 tháng tuổi bé chưa sẵn sàng ăn dặm, bởi vì hệ miễn dịch của bé còn yếu, hệ xương, đặc biệt là xương hàm của bé chưa đủ cứng cáp để nhai hoặc nuốt thức ăn dặm. Việc cho con ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ với hệ tiêu hóa và tình trạng dị ứng thức ăn ở bé.

 

Chăm sóc giấc ngủ cho bé

 

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.

 

Phát triển kỹ năng cầm nắm đồ vật

 

Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.

 

Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.

 

Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người

 

Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.

 

Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.

 

Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.

 

Bé học cách lật

 

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.

 

Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.

 

Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.

Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.

Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Khi cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bé chậm phát triển

2014-11-15 12:01

Chậm phát triển trí tuệ là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình,hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị chậm phát triển trí tuệ như thế nào?

Về các giai đoạn phát triển của cơ thể

 

- Chậm phát triển kỹ năng : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.

-  Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói.

-  Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản.

-  Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.

-  Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.

-  Lăng xăng.

 

Về tư duy

 

-  Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục .

-  Tư duy lôgíc kém .

-  Tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán.Khó khăn trong suy nghĩ hợp tình  lý

 

Về trí nhớ

 

-  Chậm hiểu cái mới,quên nhanh cái vừa tiếp thu

-  Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ

-  Chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật , khó ghi nhớ cái bên trong , cái khái quát .

 

Cách chăm sóc em bé bị chậm phát triển trí tuệ

 

Đối với việc chăm sóc bé chậm phát triển trí tuệ, vai trò của bố mẹ hết sức to lớn. Những trẻ rơi vào tình trạng này rất cần tới sự thương yêu chăm sóc của bố mẹ cũng như những người thân trong gia đình. Vậy nên bố mẹ hãy:

 

- Tổ chức trò chơi trong nhà và cùng chơi với bé

 

- Luôn đồng hành cùng với trẻ trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh thân thể…

 

- Hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.

 

- Trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, bố mẹ nên chia nhỏ từng việc ra và lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ tiếp thu dễ dàng hơn.

 

- Mẹ nhớ luôn khen trẻ mỗi khi trẻ làm tốt một việc gì đó. Hành động này chắc chắn sẽ giúp trẻ vui lắm đấy.

 

- Tạo sự gần gũi cho trẻ bằng cách trò chuyện thường xuyên và chơi cùng với béố mẹ nói nhưng chắc chắn sẽ cảm nhận được tình thương yêu mà bố mẹ dành cho mình

 

- Mẹ hãy cho trẻ giao tiếp với xã hội nhiều hơn để trẻ dần học được những cách ứng xử cơ bản nhất.

 

Để thực hiện được những điều trên quan trọng nhất là sự kiên trì của bố mẹ. Bố mẹ hãy kiên trì để bé có được những giây phút vui vẻ nhất.

 

Bên cạnh đó bố mẹ nên gửi trẻ tới những trường học đặc biệt dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Những thầy cô nhiều kinh nghiệm cũng như nhiệt huyết sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập được với cộng đồng hơn.

 

Nguyên lý chăm sóc trẻ

 

Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một tiến trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó cha mẹ phải tìm ra được những gì mà trẻ có thể làm, ta xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào: Dùng điệu bộ, từ hay âm. Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong sự giao tiếp.

 

Trong trường hợp trẻ tỏ ra không biết hay không muốn giao tiếp, ta cần có những tác động kích thích (ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười, nhìn trẻ) Và khi trẻ đã có phản ứng, hãy khích lệ trẻ để trẻ có thể nói (bằng lời hay bằng dấu hiệu) các nhu cầu của mình.


Trẻ có thể có những phản ứng đồng ý hay không đồng ý, đôi khi chúng ta cần có những tác động để trẻ phản đối (lấy đồ chơi, bắt trẻ ngưng làm điều mà trẻ thích) nhưng là để quan sát cách biểu lộ bằng hành vi hay ngôn ngữ để phản đối của trẻ chứ không nên kéo dài, hay cố gắng trêu chọc dể trẻ phải phản ứng mạnh hơn.

Những việc cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

2014-11-15 11:57

 Mang thai 3 tháng đầu , người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều về cơ thể, dinh dưỡng...vì vậy, mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức đầy đủ để chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ giai đoạn này.

 

Một người phụ nữ có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng có thai sau đây trong 3 tháng đầu mang thai: buồn nôn, chóng mặt, táo bón, ợ nóng, đau ngực, đi tiểu nhiều và mệt mỏi… Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:

 

Khám thai

 

Việc khám thai trong 3 tháng đầu là rất quan trọng. Sau khi bạn nghi ngờ có thai, thử que thử thai có hiện hai vạch bạn nên sớm sắp xếp một cuộc gặp với bác sĩ. Nếu chưa thể sắp xếp được, đến tuần thứ 7-8 thai kỳ bạn cần đi khám bác sĩ để xem có tim thai chưa. Việc đi khám thai rất quan trọng để bác sĩ biết được thai nhi đã làm tổ đúng chỗ chưa và tìm hiểu về sức khỏe tổng thể của bạn.

Việc bạn cần làm là trả lời thành thực những câu hỏi của bác sĩ để nhận được những lời khuyên về chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Sau đó đến tuần 11-13, bạn cần đi khám thai một lần nữa để phát hiện dị tật bằng cách đo độ mờ da gáy. Những việc này nên được thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

 

Tạo chế độ ăn uống lành mạnh

 

Nếu bạn chưa lên kế hoạch mang thai mà bất ngờ có thai, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống ngay lập tức. Thông thường, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được cải thiện từ trước khi mang thai 3 tháng. Bạn cần nhớ bổ sung đủ các loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi và carbohydrate. Bà bầu cần tiêu thụ 200-300 calo mỗi ngày để đảm bảo em bé nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý.

 

Thay vì bạn vẫn thưởng thức những đồ uống chứa caffeine, hãy thay thế bằng nước lọc, nước chanh, nước cam hoặc các loại nước ép hoa quả đển rất có lợi.

 

Đăng ký lớp học tiền sản

Tại đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn những kiến thức về việc chăm sóc thai nhi, dấu hiệu sắp sinh, trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc em bé… Tại đây bạn cũng được cung cấp những thông tin quan trọng về việc mang thai và sinh nở, chăm sóc phụ nữ sau sinh. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề gì đó, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ. Bạn cũng có thể đi cũng ông xã để giúp chàng có thêm kiến thức cùng mình chăm sóc con.

 

Đừng quên tham khảo kinh nghiệm của những mẹ bầu khác trong lớp học này bạn nhé, rất hữu ích đấy!

 

Những điều nên tránh

Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết nên tránh hút thuốc và uống rượu trong thai kỳ. Ngoài ra, chị em còn cần quan tâm đến một số vấn đề sau. Mang thai tháng đầu, bà bầu không nên để cơ thể bị nóng quá mức. Phụ nữ mang thai không nên đi ra ngoài khi thời tiết quá nắng nóng và tránh tắm nước nóng.

 

Bà bầu cũng cần cách xa với những noi chứa nhiều vi khuẩn, những công việc tiếp xúc với hóa chất. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Uống bổ sung vitamin

 

Uống bổ sung vitamin ngay khi biết mình có thai càng sớm càng tốt. Các loại vitamin uống này có chứa axit folic, sắt và canxi rất cần cho sự phát triển của bé, đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

 

Tập thể dục

 

Tập thể dục đều đặn và thường xuyên là điều nên làm trong suốt thời gian mang thai. Việc tập luyện thể thao giúp giảm những tác động xấu trong thai kỳ như đau nhức người, giảm ốm nghén, tăng năng lượng…

 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được tập luyện quá sức và những bài tập khó. Nếu chưa từng tập thể thao trước đó, bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hoặc đơn giản hơn là đi bộ, duy trì những thói quen này tới lúc sau sinh.

Chăm sóc bé yêu 4 tháng tuổi

2014-11-14 22:45

Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là thời gian các kiến thức và sự hiểu biết đang tăng lên của bé sẽ chuyển thành hành động. Bé thực sự tăng trưởng về sức mạnh và khả năng, với những kinh nghiệm mới được tích trữ trong trí nhớ là nền tảng để bé phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện .

 

Vậy chăm sóc em bé 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.

 

1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

 

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.

 

2. Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người

 

Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.

 

Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.

 

Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.

 

3.  Chăm sóc trẻ

 

- Cho con ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

- Bổ sung những thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao để ngăn ngừa chứng thiếu máu do tiểu cầu; bổ sung vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà do thiếu dinh dưỡng gây ra; bổ sung vitamin C để tăng cường sức miễn dịch.

- Chọn gối nằm thích hợp cho bé.

- Phải chú ý độ an toàn khi sử dụng xe cho bé.

- Đề phòng bé nuốt phải dị vật.

- Tập cho bé khả năng tự chơi một mình.

- Tăng cường khả năng chống lạnh của bé.

- Thận trọng khi cho bé dùng những loại thuốc thanh nhiệt giải độc.

- Tập thói quen đại tiện tốt cho bé.

- Trong những ngày thời tiết khô nóng, bôi kem làm ẩm môi chuyên dụng cho bé để môi không bị khô nứt.

- Cho trẻ hoạt động ngoài trời.

 

4. Tiêm vac-xin

 

Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.

 

- Vac-xin phòng bệnh bại liệt dạng viên: uống viên thứ 3, cũng là lần uống sau cùng.

- Vac-xin DTP: lần tiêm thứ 2 trong tháng này.

 

Những vấn đề cần chú ý

 

- Phòng ngừa bé bị táo bón.

- Đề phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cảm cúm, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, lao phổi…

- Đề phòng bệnh lồng ruột: phải nhanh chóng đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.

- Đề phòng chứng quáng gà: chú ý bổ sung vitamin A cho bé.