Giảm khó chịu cho phụ nữ khi mang thai

2014-11-15 12:02

Trong quá trình mang thai, có thể bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu do những thay đổi của cơ thể khiến các mẹ khó chịu , mệt mỏi . Vậy có cách nào giúp phụ nữ mang thai cảm thấy dễ chịu hơn khi mang thai không ? Dưới đây là một số kinh nghiệm tốt cho sức khỏe bà bầu .

 

Dấu hiệu có thai và cách giảm khó chịu khi mang thai tháng đầu

 

- Dấu hiệu mang thai :

 

+ Chậm kinh

+ Thay đổi vùng ngực

+ Buồn nôn

+ Mệt mỏi

+ Đi tiểu nhiều lần

+ Thân nhiệt tăng

+ Thay đổi màu ở niêm mạc âm đạo

+ Táo bón

 

- Cách giảm khó chịu khi mang thai

 

Mệt mỏi

Thời điểm mang thai 3 tháng đầu thì đây hiện tượng hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang phải hoạt động với công suất cao để tạo ra một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm mà thôi. Thay vào đó, bạn nên thử viên bổ sung vitamin B tổng hợp, hít thở nhiều không khí trong lành và tập luyện thể dục nhẹ. Đừng lo, một vài động tác thể dục sẽ không khiến bạn mệt mỏi hơn đâu mà còn cho bạn thêm năng lượng và sự tỉnh táo đó.

 

Nôn và buồn nôn

Đây là triệu chứng mang thai thường gặp nhất ở các bà bầu và có thể khiến những ai lần đầu làm mẹ vô cùng khó chịu. Bạn đã thử hạn chế các cơn buồn nôn của mình với vài chiếc bánh qui mỗi sáng ngay sau khi thức dậy, soda, gừng hoặc trà thảo mộc nhưng không có tác dụng? Vậy sao không thử với kẹo cao su mùi bạc hà nhỉ? Bạc hà có tác dụng xoa dịu cảm giác bồn chồn của dạ dày. Việc nhai kẹo cao su bạc hà không chỉ làm tăng tiết nước bọt, giúp cải thiện tình trạng nôn và buồn nôn, mà còn giúp đánh lạc hướng tâm trí bạn khỏi cảm giác chộn rộn, khó chịu vì có gì đó cứ chực trào ra khỏi cổ

 

Táo bón

Một trong những nỗi sợ hãi hàng đầu của phụ nữ mang thai chính là bệnh táo bón. Các loại thuốc có chức năng nhuận tràng, làm mềm phân chỉ hiệu quả tức thời mà còn có thể có tác dụng phụ không tốt. Thay vào đó, một chế độ ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước sẽ có hiệu quả lâu dài hơn nhiều. Lưu ý không được ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột, có thể khiến bạn bị đầy hơi. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày vì nước giúp cơ thể hấp thu chất xơ tốt hơn.

 

Đau lưng

Trước khi tìm tới giải pháp cuối cùng là thuốc giảm đau, bạn nên thử qua những phương án sau: túi chườm nóng, tắm nước ấm, massage. Còn một điều cần lưu ý là bạn cố gắng ngồi đúng tư thế, thỉnh thoảng co duỗi chân tay, xoay qua trái, xoay qua phải cũng có thể hạn chế đau lưng. Yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ cho phụ nữ mang thai cũng là sự lựa chọn tốt giúp bạn ít bị những cơn đau lưng hành hạ.

 

Sưng tấy

Trong suốt thai kỳ, bạn có thể bị sưng chân và mắt cá chân. Để điều chỉnh, bạn có thể mang các loại tất dài hỗ trợ cho chân và mắt cá chân, đồng thời cũng cần tránh đứng lâu. Ngoài ra, bạn cũng cần mang giày vừa chân hoặc mua các miếng lót được thiết kế riêng dành cho thai phụ. Lưu ý tránh dùng thuốc lợi tiểu vì có thể tăng nguy cơ sưng hơn. Hạn chế bước chân di chuyển và khi ngồi hãy nhớ nâng nâng chân lên. Tốt hơn hết bạn nên nằm xuống thay vì ngồi.

 

Đau bụng hoặc bị chuột rút

Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể bạn. Và cũng có rất nhiều sức ép đặt lên các cơ bụng khiến các mẹ bầu bị đau đớn dữ dội và chuột rút. Để làm dịu những cơn đau này, các mẹ hãy thử dùng các túi chườm nóng. Còn để ngăn những cơn đau này, hãy tập tăng cường sức bền cho các cơ bụng. Đừng ngại hỏi ý kiến bác sĩ để tìm hiểu các bài tập này phù hợp nhất với các mẹ nhé.

 
Trở lại