Mang thai thường có những dấu hiệu gì ?

2014-11-15 12:01

Mang thai 3 tháng đầu hầu hết phụ nữ cảm nhận  tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu có thai dưới đây nhé .

 

Trễ kinh

 

Đây là một trong những triệu chứng mang thai chung  của tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

 

Ra máu ngoài kỳ kinh

 

Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.

Thực ra, điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.

 

Buồn nôn và nôn

 

Buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể là do bạn bị ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, đau bao tử…Thường thì phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 2- 8 sau khi thụ thai.

 

Ngực căng, đau và nhạy cảm hơn

 

Thông thường từ tuần 1 đến tuần thứ 6 của thai kì người phụ nữ sẽ cảm thấy ngực căng cứng, hơi đau và nhạy cảm hơn. Có thể nói đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu báo trước kì kinh nguyệt của bạn.

 

Đau lưng

 

Một triệu chứng có thai thường thấy nhưng lại bị nhiều phụ nữ mang thai bỏ qua đó là đau lưng. Thông thường ít chị em phụ nữ nào chú ý đến dấu hiệu mang thai này. Phải đến khoảng quý thứ 2, thứ 3 của thai kì khi mà mẹ bầu bắt đầu lộ bụng thì dấu hiệu này mới được chị em phụ nữ chú ý đến. Ngoài ra, đau lưng còn có thể là dấu hiệu của việc căng thẳng hay một số bệnh nguy hiểm. Vì thế, chị em phụ nữ nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu này để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân đau lưng của mình.

 

Rối loạn thói quen ăn uống

 

Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.

 

Thân nhiệt bất thường

 

Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

 

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

 

Nhạy cảm với mùi

 

Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

 

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

 

Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.


Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.

Trở lại