Dấu hiệu và cách chăm sóc bé chậm phát triển

2014-11-15 12:01

Chậm phát triển trí tuệ là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình,hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị chậm phát triển trí tuệ như thế nào?

Về các giai đoạn phát triển của cơ thể

 

- Chậm phát triển kỹ năng : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.

-  Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói.

-  Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản.

-  Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.

-  Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.

-  Lăng xăng.

 

Về tư duy

 

-  Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục .

-  Tư duy lôgíc kém .

-  Tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán.Khó khăn trong suy nghĩ hợp tình  lý

 

Về trí nhớ

 

-  Chậm hiểu cái mới,quên nhanh cái vừa tiếp thu

-  Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ

-  Chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật , khó ghi nhớ cái bên trong , cái khái quát .

 

Cách chăm sóc em bé bị chậm phát triển trí tuệ

 

Đối với việc chăm sóc bé chậm phát triển trí tuệ, vai trò của bố mẹ hết sức to lớn. Những trẻ rơi vào tình trạng này rất cần tới sự thương yêu chăm sóc của bố mẹ cũng như những người thân trong gia đình. Vậy nên bố mẹ hãy:

 

- Tổ chức trò chơi trong nhà và cùng chơi với bé

 

- Luôn đồng hành cùng với trẻ trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh thân thể…

 

- Hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.

 

- Trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, bố mẹ nên chia nhỏ từng việc ra và lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ tiếp thu dễ dàng hơn.

 

- Mẹ nhớ luôn khen trẻ mỗi khi trẻ làm tốt một việc gì đó. Hành động này chắc chắn sẽ giúp trẻ vui lắm đấy.

 

- Tạo sự gần gũi cho trẻ bằng cách trò chuyện thường xuyên và chơi cùng với béố mẹ nói nhưng chắc chắn sẽ cảm nhận được tình thương yêu mà bố mẹ dành cho mình

 

- Mẹ hãy cho trẻ giao tiếp với xã hội nhiều hơn để trẻ dần học được những cách ứng xử cơ bản nhất.

 

Để thực hiện được những điều trên quan trọng nhất là sự kiên trì của bố mẹ. Bố mẹ hãy kiên trì để bé có được những giây phút vui vẻ nhất.

 

Bên cạnh đó bố mẹ nên gửi trẻ tới những trường học đặc biệt dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Những thầy cô nhiều kinh nghiệm cũng như nhiệt huyết sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập được với cộng đồng hơn.

 

Nguyên lý chăm sóc trẻ

 

Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một tiến trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó cha mẹ phải tìm ra được những gì mà trẻ có thể làm, ta xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào: Dùng điệu bộ, từ hay âm. Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong sự giao tiếp.

 

Trong trường hợp trẻ tỏ ra không biết hay không muốn giao tiếp, ta cần có những tác động kích thích (ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười, nhìn trẻ) Và khi trẻ đã có phản ứng, hãy khích lệ trẻ để trẻ có thể nói (bằng lời hay bằng dấu hiệu) các nhu cầu của mình.


Trẻ có thể có những phản ứng đồng ý hay không đồng ý, đôi khi chúng ta cần có những tác động để trẻ phản đối (lấy đồ chơi, bắt trẻ ngưng làm điều mà trẻ thích) nhưng là để quan sát cách biểu lộ bằng hành vi hay ngôn ngữ để phản đối của trẻ chứ không nên kéo dài, hay cố gắng trêu chọc dể trẻ phải phản ứng mạnh hơn.

Trở lại