Biện pháp hạn chế nôn trớ ở trẻ

2014-11-28 21:42

Tình trạng nôn trớ thường xảy ra ở trẻ nhỏ, bé có thể bị trớ sữa khi ăn quá no, hay trong trường hợp chuyển từ sữa sang thực đơn ăn dặm. Vậy làm thế nào để giảm bớt tình trạng này dưới đây là một số cách khắc phục.

be-an-dam-6-thang-tuoi

Nguyên nhân

- Giai đoạn mẹ cho con ăn dặm là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ sang dạng thức ăn lỏng, sền sệt và sau đó rắn chắc hơn. Tuy nhiên, có một điều thường xảy ra đối với trẻ trong giai đoạn này là trẻ dễ bị nôn trớ trong khi ăn hoặc uống sữa.

- Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và có dung tích khoảng 25-30ml, sau đó dạ dày mới thẳng giống như người lớn. Nguyên nhân trẻ hay nôn trớ trong giai đoạn này có thể vì trẻ ăn quá no hoặc mẹ cho sai cách khi ăn.

- Tư thế mẹ cho trẻ ăn sai cũng có thể làm trẻ bị nôn trớ. Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, mẹ cần kiểm tra xem con có ngậm kín bầu vú mẹ hoặc sữa ngập kín cổ bình hay không.

- Cách cho trẻ ăn dặm như cách cầm thìa đút cho trẻ ăn quá sâu khiến cho thìa chạm vào 1/3 lưỡi sau của trẻ và gây ra phản xạ nôn. Vì vậy , mẹ nên chọn thìa mềm và tránh ăn quá no ở trẻ.

Biện pháp hạn chế nôn trớ ở trẻ

- Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá nó, chuyển chế độ ăn từ từ.

- Cho trẻ bú đúng tư thế.

- Khi trẻ bị nôn: Nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: bế ngôi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu của trẻ, tay còn lại đỡi phần dưới ngực đẻ trẻ nôn dễ dàng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.

- Khi trẻ nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên đặt nằm nghiêng để tránh hít phải chất nôn, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

Trở lại