Dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

2014-11-19 13:03

Trẻ nhà bạn được 9 tháng tuổi đã dần thích nghi với chế độ ăn dặm, thời điểm này là lúc cần cho trẻ tập ăn thức ăn thô dần để trẻ phát triển kỹ năng nhai, nuốt. Bên cạnh đó vẫn đủ dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Vậy thực đơn ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi nên có những gì ?

 

Chế độ ăn cho trẻ 9 tháng tuổi

- Bữa chính bao gồm : Cháo, bột hoặc cơm nhão (60-90g gạo tẻ trắng) kết hợp với thịt ( tôm , cá ..) và rau củ quả và 15g dầu (mỡ) .

 

- Bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…

 

- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày

 

Thức ăn hàng ngày cho bé cần đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ. Ngoài ra mẹ nên thay đổi cách chế biến và thực đơn, cách làm bánh flan cho bé để kích thích sự ngon miệng. Quy định giữu ăn cho trẻ để trẻ dễ tiêu hóa và tập chung ăn hơn .

 

Cách thức nấu bột ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

 

1. Cháo sườn - Hột gà

 

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Sườn non heo: 3 – 4 miếng

Hột gà: 1 lòng đỏ

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 250ml (1 chén đầy)

Nước mắm: Một ít

 

Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.

 

2. Cháo gan gà - Khoai lang bí cho trẻ

 

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)

Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít

 

Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

 

3. Súp cá hồi - Khoai tây

 

Nguyên liệu: Cá hồi phi lê có da

Khoai tây

Củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream),

Dầu ô liu, gia vị.

 

Cách chế biến:

Khoai tây xắt hạt lựu, hành tây, hành ta thái mỏng thoanh tròn, cá hồi thái khúc vừa ăn. Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa. Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon, cho cá vào nồi khoai tây. Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp. Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.

 

4. Súp gà ngô ngọt

 

Nguyên liệu:

Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g

Nước: 200ml

Nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ

Trứng cút: 1 quả

Bột sắn: 1 thìa cà phê.

 

Cách chế biến:

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.

 

Những việc không nên làm:

 

- Cho bé ăn thức ăn thừa.

- Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).

 

- Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi). Đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.

- Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).

- Dùng nhiều muối.

- Dùng nhiều đường (ngọt, dễ hư răng).

Trở lại