5 Cách giúp con phát triển toàn diện

2014-11-15 12:02

Chăm sóc em bé không chỉ về dinh dưỡng mà còn là sự phát triển của bé . Những thông tin sau cho biết về sự phát triển của bé yêu và những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem sự phát triển kỹ năng ,thể chất, trí tuệ của bé yêu từ 1 tuổi đến 3 tuổi như thế nào nhé.

 

Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về những bước tiến của bé, có thể các mẹ sẽ phải thốt lên kinh ngạc.

 

1. Phát triển vận động:

 

Bạn giúp bé phát triển vận động như thế nào?

-   Khi đang tập đi, nên để cho bé đi chân trần. Tốt nhất nên cho bé mang giày đế mềm.

-   Giữ hai tay cho bé chập chững bước đi để tăng sức mạnh cho các cơ chân của bé.

-   Đưa bé dạo chơi trong công viên, chơi các trò chơi ngoài trời kết hợp trò chơi trong nhà để tăng khả năng phối hợp là luyện sức mạnh cơ bắp.

-   Tạo điều kiện và khuyến khích bé tự làm: cho bé tự xúc ăn, tự rửa tay… để luyện vận động của tay.

-   Tập cho bé đi xe đạp trẻ em (loại có gắn bánh phụ) để cho chân bé khỏe hơn.

-   Sắp xếp nhà cửa , vật dụng trong nhà gọn gàng và khoa học, không để bé tiếp xúc với những đồ vật dễ vỡ, gây nguy hiểm cho bé.

 

2. Trí nhớ và khả năng tập trung:

 

Trí nhớ và khả năng tập trung của bé phát triển tốt hơn. Bé có thể nhớ được nhiều loại đồ vật khách nhau, cũng như nhớ được trình tự những công việc thường lệ diễn ra trong ngày. Bé còn có khả năng tập trung vào những gì mà bé thích, nhờ vậy bé nghĩ ra rất nhiều trò chơi.


 

3. Óc sáng tạo và trí tưởng tượng

 

Óc sáng tạo và trí tưởng tượng giúp bé là người rất giỏi bắt chước. Đây cũng chính là thời điểm mà bé có thể tham gia vào các trò chơi đóng vai. Những hoạt động này của bé còn kéo dài thêm nhiều năm sau đó. Bạn cần tạo cho bé có thật nhiều cơ hội để bé phát triển trí tưởng tượng. Tốt nhất là những loại đồ chơi đơn giản, vì bé sẽ tự sáng tạo ra nhiều cách riêng để chơi với những loại đồ chơi này.  

 

4. Bạn giúp bé phát triển ngôn ngữ như thế nào

 

- Cố gắng lắng nghe bé nói trong mọi hoàn cản

- Nên trò chuyện với bé về mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày.

- Thay đổi âm sắc và thể hiện bằng điệu bộ, cử chỉ để làm rõ điều bạn muốn nói.

 

- Nói với bé đúng điều mà bạn sẽ làm để bé hiều đúng. Ví dụ: “đi tắm” sẽ hoàn toàn khác với “vọc nước”.

- Không giả vời nói theo cách phát âm sai của bé.

- Giúp bé gia tăng vốn từ bằng cách mở rộng những gì bé nói. Ví dụ: khi bé chỉ tay và nói “xe”, bạn sẽ mở rộng thành “đúng rồi, đó là chiếc xe màu xanh. Con có thích đặt con gấu bông lên chiếc xe màu xanh đó không”.

 

5. Xây dựng các mối liên hệ

 

Bé bắt đầu biết liên hệ những kinh nghiệm lại với nhau. Ví dụ bé biết dốc ngược giỏ để đồ vật tự rơi ra. Bé sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và như thế thật sự là bé đã có suy nghĩ.

 

Bé hiểu được công dụng của nhiều loại đồ vật khác nhau, thậm chí bé còn có thể sáng tạo thêm nhiều “cách sử dụng mới” cho các đồ vật.

 

Bé cũng nhận thấy người khác có những cách suy nghĩ khác nhau không giống suy nghĩ của bé. Nói cách khác, bé đã biết được cảm xúc của mọi người.

 
Trở lại